Biện pháp phòng thủ Xâm_lược

Các quốc gia có kẻ thù tiềm tàng ở bên cạnh thường dùng biện pháp phòng thủ để giữ chậm, ngặn chặn hành động xâm lược. Các rào cản địa lý như các con sông, suối, đầm lầy, núi đồi được tận dụng cho việc phòng ngự. Các công trình quân sự cũng được dùng trong việc phòng ngự. "Vạn Lý Trường Thành" là một công trình quân sự nổi tiếng được sử dụng cho việc này. Các rào cản còn bao gồm cả các công sự, các đường hào, các bãi mìn, các phương tiện quan sát, theo dõi sự di chuyển. Tuy nhiên các công trình này có thể cần một lực lượng quân đội lớn để bảo vệ cũng như duy trì các trang thiết bị được bố trí, là một gánh nặng kinh tế cho đất nước.

Các công trình quân sự có thể được xây dựng thành một dãy liên tiếp, gồm các thành hoặc các công sự, pháo đài đặt ở gần biên giới. Các công trình này được thiết kế đẻ giữ chậm hành động xâm lược trong thời gian dài cho việc di chuyển một lực lượng bảo vệ đủ lớn đến. Trong một vài trường hợp thì chúng lại trở thành phương tiện phòng ngự ngược trở lại khi bị chọc thủng. Các pháo đài có thể bố trí ở các vị trí thuận lợi để đóng quân tránh được hỏa trực tiếp của kẻ thù.

Trong thời hiện đại, ý tưởng về việc sử dụng những công trình phòng thủ cố định chống lại sự đe doạ các căn cứ trên đất liền có quy mô lớn trở thành lỗi thời. Việc sử dụng những chiến dịch không quân chính xác và các máy móc phương tiện cơ giới hoá cỡ lớn được làm nhẹ hơn, khả năng phòng vệ cơ động hơn mới đáng được yêu cầu trong các kế hoạch quân sự. Các nước sử dụng phòng thủ chống lại các cuộc xâm lược hiện đại thường sử dụng các trung tâm dân cư lớn như các thành phố, các khu đô thị làm các điểm phòng thủ. Kẻ xâm lược phải chiếm được những điểm này để phá huỷ khả năng phòng thủ. Lực lượng phòng thủ sử dụng các sư đoàn để bảo vệ những điểm này nhưng lực lượng phòng thủ vẫn có thể rất cơ động và thông thường là ẩn nấp. Ví dụ điển hình cho việc sử dụng những thành phố làm các công sự phòng ngự là các vị trí đóng quân của Quân đội Iraq trong cuộc xâm lược Iraq 2003 tại Baghdad, TikritBasra. Tuy nhiên những địa điểm tĩnh vẫn có hữu ích trong việc phòng thủ chống lại các cuộc tấn công của hải quân và không quân. Thuỷ lôi là phương thức hiệu quả cho việc phòng thủ bờ biển bảo vệ các cảng. Hệ thống phòng thủ không quân kết hợp giữa các súng pháo phòng không và các bệ phóng tên lửa vẫn là cách tốt nhất để chống lại các cuộc tấn công của không quân. Các hệ thống như vậy đã được sử dụng một cách hiệu quả ở xung quanh Hà Nội trong Chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ cũng đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc vào việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (WMD), một mạng lưói phòng thủ nhằm chặn đứng các tên lửa đạn đạo liên lục địa.Các quốc gia riêng biệt như Vương quốc Anh hay Nhật Bản và những nước lục địa có các bờ biển rộng như Hoa Kỳ đã tận dụng sự có mặt của hải quân để ngăn chặn trước một cuộc xâm lăng vào đất nước của họ hơn là việc củng cố các vùng biên giới. Tuy nhiên để thành công, lực lượng hải quân phải rất mạnh